Những buổi họp lớp ngắn ngủi là dịp đặc biệt để mỗi người ôn lại kỷ niệm, gặp những người bạn trí cốt, hàn huyên chuyện cũ. Nhưng thực tế đôi khi khác xa so với lý thuyết, bởi để tổ chức các buổi họp lớp đông đủ thành viên là điều không hề đơn giản. Cảnh tượng bạn học cũ “tàng hình” trong những bức ảnh về thăm mái trường xưa không còn là điều hiếm gặp.
Vậy nên mới đây, khoảnh khắc các ông các bà dù đã tốt nghiệp 55 năm nhưng vẫn tề tựu đông đủ đã “gây bão” trên mạng xã hội với hơn 1 triệu lượt xem. Sau 55 năm ra trường, ai cũng đã thành cụ ông, cụ bà tóc bạc trắng, chân chùn gối mỏi, có người còn đã có cháu bế. Thế nhưng đây mới chính là lúc có thời gian dư dả nhất để ôn lại kỷ niệm.
“Các cụ làm con nể phục, hơn 55 năm mà vẫn còn giữ liên lạc nhau. Chúc các cụ thật nhiều sức khỏe”, tài khoản B.T bình luận.
Chị D.Hoa viết: “Độ tuổi này họp mới vui nè. Khi không còn phải lo cơm áo gạo tiền hay danh lợi gì nữa kỷ niệm chính thức ùa về trong mỗi người”.
“Gặp lại sau bao thăng trầm cuộc đời thật tuyệt vời biết bao. Lớp tôi ra trường hẹn nhau một năm gặp một lần nhưng vì cơm áo gạo tiền gia đình mà mỗi đứa một nơi mười mấy năm chưa gặp lại. Xem clip bao kỷ niệm hiện lên”, tài khoản H.T xúc động.
Khoảnh khắc U80 họp lớp sau 55 năm ‘hút’ 1 triệu lượt xem
Được biết, clip được ghi lại trong buổi họp lớp diễn ra vào ngày 17/9, tại khuôn viên trường ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc Gia Hà Nội). Các thành viên tham gia đều là cựu sinh viên khóa 9 (1964 – 1968), Khoa hóa, ĐH Tổng hợp.
Những hình ảnh xúc động trong buổi họp lớp 55 năm (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)
Anh Nguyễn Văn Mão (nghệ sĩ sáo trúc) vinh dự khi được góp mặt trong một số tiết mục văn nghệ tại buổi họp lớp của các cụ U80. Anh Mão cho biết, buổi họp lớp diễn ra thân mật, ấm cúng với khoảng 60 thành viên tham gia.
“Thiếu 2 cụ đã qua đời, 1 số cụ vì lý do sức khỏe không đến được. Có cụ năm nay đã sang tuổi 80” , anh Mão chia sẻ.
Bà Nguyễn Thu Thủy, hiện đang sinh sống tại Hà Nội cũng rất bất ngờ khi được cùng chồng tham gia buổi họp lớp kỷ niệm 55 năm ngày ra trờng. Ông Hảo – chồng bà Thủy là cựu sinh viên khóa 9, ĐH Tổng hợp. Cả hai vợ chồng bà Thủy là một trong số các thành viên của Ban tổ chức. Bà Thủy cho biết, các chương trình diễn ra trong buổi họp lớp đã được BTC lên kế hoạch từ cách đây vài tháng.
Có một số bạn học cũ sinh sống ở các tỉnh thành miền Nam vẫn sắp xếp tham dự mà không quản ngại đường xá xa xôi. Đó là điều khiến vợ chồng bà Thủy rất xúc động.
“Có lẽ đây là khóa học thành công nhất của ĐH Tổng hợp, chắc phải đến 75% các thành viên xây dựng được sự nghiệp riêng. Có người thành giáo sư, tiến sỹ, người thành nhà nghiên cứu khoa học. May mắn trong buổi họp lớp, các bác được gặp lại 11 thầy cô giáo năm xưa đã từng dạy học khóa 9.
Cách đây 5 năm, các thành viên khóa 9 cũng đã từng tổ chức buổi họp lớp tương tự. Tôi nghĩ đó là một nét đẹp truyền thống mà các thế hệ trẻ ngày nay cần học tập”, bà Thủy bày tỏ.
Các “học sinh” U80 gặp lại các thầy cô năm xưa (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)
Cả nhà ra đây mà xem: Già chống gậy đi còn khó mà vẫn hăng hái đến họp lớp – chuyện chỉ có ở Trung Quốc
Xu hướng họp lớp đang ngày càng trở nên phổ biến trong những người già ở Trung Quốc. Đây có thể coi là một tín hiệu tích cực, giúp giảm bớt nỗi cô đơn và tăng thêm sự lạc quan, thoải mái cho họ.
Những người già thích đi họp lớp
Ông Renying, một giáo viên tiểu học nghỉ hưu có sở thích đi đến các buổi tụ tập của bạn bè thời đại học. Trong những năm gần đây, ông thường xuyên tham gia các buổi họp lớp ở Tuyền Châu, một thành phố thuộc tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam của Trung Quốc.
Những buổi họp lớp đang trở nên phổ biến trong lớp già ở Trung Quốc
Những người trẻ hơn lại không được nhiệt tình như thế. Li Meng đã từng cố gắng tổ chức một buổi họp mặt giữa những người bạn tiểu học. Nhưng cho dù cô ấy có kêu gọi tha thiết như thế nào trên WeChat – ứng dụng chat phổ biến nhất Trung Quốc thì cũng chẳng có ai trong số 50 người bạn đồng học của cô hưởng ứng. Dĩ nhiên, ý tưởng về bữa tiệc đoàn viên chẳng bao giờ thành hiện thực.
Dù có cả một nhóm chat trên WeChat nhưng ý tưởng họp lớp của Li Meng không bao giờ trở thành hiện thực
Một trong những lý do mà họp lớp trở nên phổ biến với những người già đến vậy là vì trong họ luôn đau đáu cảm giác hoài niệm. Trong những buổi tụ họp, ông Renying cảm thấy như được sống lại những năm tháng thanh niên xông xáo, tràn đầy sức sống và dường như là có thể làm mọi thứ yêu thích.
Ngoài ra, Trung Quốc ngày nay cũng đã thay đổi nhiều so với những năm 1950 hay 1960. Trong khi những người già không thấy quen thuộc với sự thay đổi đó thì những lần họp lớp cho họ cảm giác tìm thấy nơi mà bản thân thực sự thuộc về. Ở đó họ được chấp nhận và khơi dậy những ý nghĩ tích cực về tương lai.
Những buổi tụ họp là dịp tốt để họ sống lại những năm tháng rực rỡ của tuổi trẻ
Điểm đáng chú ý là những buổi tụ họp thế này chỉ phổ biến với lớp người cao tuổi ở thành thị, thuộc tầng lớp trung lưu và đã về hưu. Họ là những đối tượng bị ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi những thay đổi chính trị của Trung Quốc trong quá khứ và phần lớn trong số đó được coi là zhiping – thế hệ trẻ được giáo dục.
Cụ thể là họ được gửi về những vùng quê để quan sát, học hỏi từ giai cấp nông dân vào thời điểm mà đáng lẽ tất cả đều đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Ban ngày họ sẽ đi làm đồng còn tối về thì học tư tưởng chủ tịch Mao. Dần dần, lối sống đó đã khắc sâu vào tâm trí, tư tưởng của họ, khiến họ hoàn toàn tin vào việc hy sinh cái tôi cá nhân cho đoàn thể, cộng đồng. Đây có thể là một lý do vì sao những buổi họp lớp có ý nghĩa tình cảm lớn lao đến vậy đối với những người Trung Quốc cao tuổi.
Trong cuộc cách mạng văn hóa, họ được gửi về những vùng quê để tìm hiểu cuộc sống nông thôn
Nhưng từ những năm 1970 thì chính phủ thay đổi chính sách cải cách, bắt đầu mở cửa và tư tưởng cá nhân dần len lỏi vào đời sống tinh thần của người Trung Quốc. Rất nhiều thanh niên thời nay không thể hiểu được những nét đẹp và độc đáo của xã hội trước kia. Những người già cũng không thể nào chia sẻ với con cháu về cuộc sống, lý tưởng ngày trước. Hiển nhiên, trong tình cảnh đó thì những cuộc họp mặt là cơ hội duy nhất để họ được nói, được thấu hiểu và sẻ chia.
Khi người già cô đơn
Trong phần lớn những người già tham gia vào các buổi họp lớp, một vài người giàu có và sở hữu khối tài sản khổng lồ. Số khác là nhân viên chính phủ đã về hưu, sống sót qua những đợt cắt giảm biên chế gay gắt nhất của năm 1990, hiện giờ có một nguồn thu nhập ổn định, chế độ bảo hiểm phù hợp. Một số còn có nhà riêng ở giữa các thành phố rộng lớn. Tất cả đều có điểm chung là họ có tiền, thời gian và còn năng lượng.
Họp lớp khá phổ biến với những người già về hưu, có điều kiện tài chính tốt
Thêm vào đó, một số người cũng bị bắt ép nghỉ hưu khi đến tuổi dù họ vẫn còn rất khỏe, năng động và minh mẫn. Ở Trung Quốc, lớp già thường được coi là cộng đồng cần sự trợ giúp. Ít ai ngờ rằng có rất nhiều người cao tuổi hiện nay vẫn rất nhiệt tình, có sức khỏe và kinh nghiệm dồi dào.
Khi đã về hưu, những người già cảm thấy họ bị kẹt lại trong cuộc sống. Với tình cảnh đó, những nhóm chat trên WeChat mọc lên khắp nơi để kết nối với những người bạn cũ là một giải pháp tuyệt vời và những buổi họp mặt là những khoảnh khắc quý giá, giúp họ thoát khỏi sự nhàm chán của hưu trí. Bố mẹ của cô Shao đã từng dành hàng ngày ngồi ở nhà để nghe tin nhắn thoại từ các bạn học ngày xưa đến từ khắp nơi trên thế giới.
Wechat là một công cụ hữu hiệu xua đi sự cô đơn của người già
Một số người cao tuổi khác thì nằm trong nhóm có tên là laopiaozu, hay là những người già lang bạt. Lúc đầu, họ dự định sống ở quê nhà nhưng sau rồi lại đi theo con đến các thành phố để chăm sóc cháu mình. Theo số liệu thống kê năm 2016 thì số lượng người già di cư cùng con cháu chiếm đến 7% mà một nửa trong số họ đi với mục đích trông cháu nhỏ.
Bà Fen cũng là một trong số đó. Cả cuộc đời bà ở Quanzhou nhưng khi về già lại chuyển đến Vũ Hán, Hồ Bắc để chăm sóc cho cháu trai. Ở Quanzhou, bà có một cuộc sống đa dạng và mãn nguyện, từ tham gia các lớp dành cho người cao tuổi, đi mua sắm, du lịch đến tham gia các buổi khiêu vũ tập thể; nhưng khi đến Vũ Hán thì phần lớn thời gian của bà dành vào làm việc nhà và trông cháu.
Nhiều người già chuyển đến những thành phố mới để chăm cháu
Những người gia như vậy thường sẽ có cuộc sống vất vả hơn trong độ tuổi hưu trí. Họ không chỉ phải gánh vác việc nhà mà còn thường xuyên ở trong tình trạng cô đơn khi sống ở một thành phố xa lạ, phương ngữ khác biệt và không có bạn bè, người thân bầu bạn.
Như bà Fen thì sau một thời gian dài chịu đựng, bà sẽ làm một chuyến du lịch đến tỉnh Vân Nam để tham dự một buổi họp lớp. Một người bạn của bà đã mở một trung tâm nghỉ dưỡng ở Côn Minh và tổ chức một ngày họp lớp dành riêng cho những người bạn cũ. Trong tuần đó, tài khoản WeChat của bà Fen không ngừng xuất hiện những bài viết cổ vũ, bức ảnh chụp cùng bạn cũ hay ảnh thành phố Côn Minh.
Những buổi họp lớp vừa là cơ hội gặp bạn cũ, vừa là dịp để đi du lịch
Đối với những người già có điều kiện, việc tụ họp như thế này là một cách hưu hiệu để thoát khỏi nhịp sống hiện đại xa lạ, lạnh lùng, khiến họ từng rất hoài nghi các giá trị bản thân tin tưởng. Sau buổi họp lớp, bà Fen trở về với tâm trạng hào hứng, và bà nói “không thể chờ đến đến buổi họp tiếp theo”.